SEAGAME LÀ GÌ? Thể thức tổ chức gồm bao nhiêu đội và gồm các nước nào? Những thông tin thêm về sự kiện hấp dẫn này? Tất cả thắc mắc trên của các bạn, C54 sẽ giải đáp từng ý một trong bài đọc hôm nay.
SEAGAME là gì?
SEAGAME viết tắt là Đại hội Thể thao Đông Nam Á, sự kiện quy tụ tất cả nước thuộc thành viên trong khu vực Đông Nam Á (gồm 11 nước) tham dự tranh tài. SEAGAME tương tự như một Olympic thủ nhỏ, các nước sẽ thi đấu các bộ môn thể thao qua sự điều hành của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á cùng sự giám sát của Uỷ ban Olympic Quốc tế và Hội Đồng Olympic châu Á.
Các bộ môn thi đấu công bố do chính nước đăng cai quy định, một số bộ môn khác biệt so với các kỳ trước. Mục đích nhằm quảng bá hình ảnh dân tộc của nước chủ nhà, điều này cũng gây tranh cãi và rất nhiều người hâm mộ đã cho rằng SEAGAME chỉ là giải ao làng.
Lịch sử SEAGAME
Trước khi có Đại hội Thể thao Đông Nam Á như bây giờ thì vào năm 1959 tại Bangkok (Thái Lan), một sự kiện thể thao được tổ chức. Lúc này gọi là SEAP do Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á đứng ra tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên diễn ra sự kiện thể thao giữa các nước trong khu vực này.
Sau những lần tổ chức tiếp đó, cuối cùng vào năm 1977 sự kiện thể thao này mới chính thức đổi tên thành SEAGAME do kết nạp thêm 1 số thành viên trong khu vực. Trước đó chỉ có 4 quốc gia thành viên, thời điểm hiện tại có đến 11 thành viên và đó là cả quá trình dài hoạt động.
Danh sách 11 nước tham dự
11 nước tham dự tượng trưng cho 11 thành viên trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm:
- Brunei (BRU): Tham dự lần đầu 1977
- Campuchia (CAM): Tham dự lần đầu 1959
- Indonesia (INA): Tham dự lần đầu 1977
- Lào (LAO): Tham dự lần đầu 1959
- Malaysia (MAS): Tham dự lần đầu 1959
- Myanmar (MYA): Tham dự lần đầu 1959
- Philippines (PHI): Tham dự lần đầu 1977
- Singapore (SGP): Tham dự lần đầu 1959
- Thái Lan (THA): Tham dự lần đầu 1959
- Đông Timor (TLS): Tham dự lần đầu 2003
- Việt Nam (VIE): Tham dự lần đầu 1959.
Thời gian tổ chức SEAGAME
SEAGAME tổ chức 2 năm/lần, mỗi kỳ diễn ra sẽ có một quốc gia trong 11 thành viên khu vực Đông Nam Á đăng ký làm chủ nhà. Để được làm chủ nhà thì quốc gia này phải chứng minh khả năng, đủ điều kiện đăng cai.
Đối với các nước phát triển chậm như Đông Timor thì khả năng rất thấp, hầu như chưa có kỳ SEAGAME nào diễn ra trên đất nước này. Thời gian diễn ra đại hội rơi vào đầu tháng 05 và kết thúc vào khoảng 17/05 (2 tuần).
Kỷ lục huy chương lịch sử SEAGAME
Tại sân chơi SEAGAME, sự công bằng là điều hiếm thấy khi mà nước chủ nhà luôn là đội tuyển có lợi thế hơn về mọi mặt. Thế nên kỷ lục huy chương của nước đăng cai sẽ không được chú ý. Riêng đối với trường hợp đội không phải chủ nhà nhưng có lượng huy chương cao nhất, đây mới là điều đáng tuyên dương.
Ở kỳ SEAGAME gần nhất (32) được tổ chức trên đất Campuchia, bảng tổng sắp huy chương cao nhất thuộc về Việt Nam với tổng số 355 (136 Vàng, 105 Bạc và 114 Đồng) Đây là số lượng huy chương cao nhất ở một đội không phải chủ nhà.
Thể thức thi đấu SEAGAME
Không có vòng loại, SEAGAME bao gồm 11 nước thành viên Đông Nam Á và họ sẽ tranh tài trực tiếp. Ngoài môn bóng đá được phân chia theo nhánh (thể thức thi đấu vòng tròn), còn lại thi đấu loại trực tiếp.
Phân loại các môn thi đấu
Đại hội Thể thao Đông Nam Á có 3 nhóm môn thi đấu khác nhau, đây cũng là sự khác biệt so với các đại hội thể thao khác:
Các môn thể thao Olympics
Một số môn thể thao góp mặt tại các kỳ Đại hội Thể thao Thế giới sẽ áp dụng tại SEAGAME, điều này thể hiện sự chuyên nghiệm trong cách tổ chức. Cũng là yếu tố giúp giải đấu tiệm cận với quốc tế, mang tính chuyên môn cao.
Không thuộc Olympics
World Games hoặc ASIAD được chọn một số bộ môn thi đấu và chúng không thuộc các môn nào trong Olympics.
Môn truyền thống
Các môn thi đấu mang tính văn hoá, đặc trưng khu vực được áp dụng khi quốc gia đó đăng cai. Do đó bạn sẽ thấy một vài bộ môn lần đầu tiếp cận, dĩ nhiên là tỷ lệ giành huy chương vàng, bạc là cực thấp (chủ nhà giành hết).
Tại sao gọi SEAGAME là giải ao làng?
Tên gọi ao làng của SEAGAME đã xuất hiện từ rất lâu ở bộ phận khán giả Việt. Nguyên nhân cũng chính từ việc áp dụng các môn thể thao truyền thống của nước chủ nhà, nhất là những những môn khó chấp nhận.
Hiện nay thì tần suất xuất hiện các môn đấu vô lý ngày càng nhiều, dẫu biết là cạnh tranh về mặt huy chương nhưng như vậy là mất chất, không có tính chuyên nghiệp. Thực tế SEAGAME chỉ hấp dẫn ở các nước trong khu vực, các khu vực khác thậm chí còn không quan tâm cũng bởi vì yếu tố này.
Kết luận
SEAGAME LÀ GÌ? đã được chia sẻ chi tiết trong thông tin nội dung trên. Các bạn chưa biết có thể hiểu hơn để tránh thắc mắc trong tương lai, hy vọng nội dung đáp ứng thứ mà bạn đang cần.